Cách thở khi bơiđúng kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và tiện ích của việc luyện tập bơi lội. Kỹ năng này không chỉ giúp duy trì sự cân bằng trong nước mà còn tối ưu hóa quá trình cung cấp oxy vào cơ thể, giúp tăng sức bền và hiệu suất của người bơi. Vì vậy, để có thể giúp bạn thực hiện đúng chuẩn hãy cùng Học Bơi Online khám phá trong bài viết sau.
Lợi Ích Khi Của Việc Thở Đúng Khi Bơi
Cung Cấp Đủ Oxy Cho Cơ Thể
Việc thở đúng cung cấp lượng oxy cần thiết vào cơ thể, giúp giảm thiểu cảm giác mệt mỏi và duy trì sức bền trong suốt quá trình bơi.
Giảm Thiểu Cảm Giác Thở Khó
Kỹ năng thở đúng khi bơi giúp bạn duy trì lượng oxy trong máu ổn định, từ đó giảm thiểu cảm giác thở khó khi bơi.
Tối Ưu Hóa Hiệu Quả Bơi
Thở đúng giúp bạn tập trung hơn vào kỹ thuật và chuyển động của cơ thể trong nước, từ đó tối ưu hóa hiệu quả và tốc độ bơi.
Hướng Dẫn Các Cách Thở Dưới Nước Đúng Kỹ Thuật
Bài Tập Thở Bóng Dưới Nước
Các bạn có thể thực hiện bài tập này ở chỗ nước nông, tốt nhất là đứng cạnh thành bể. Đầu tiên, há miệng lấy hơi sâu, sau đó hạ thấp người để toàn thân, kể cả phần đầu, chìm xuống nước. Khi ở dưới nước, ngậm miệng lại và đẩy hơi ra bằng mũi. Sau đó, đứng lên, trồi phần đầu lên và há miệng lấy hơi vào. Lặp lại động tác trồi lên ngụp xuống kết hợp với nhịp hít vào thở ra. Nhớ rằng trồi lên thì hít vào, ngụp xuống thì thở ra. Đây là cách thở dưới nước cơ bản và đơn giản nhất.
Luôn nhớ nguyên tắc: hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi. Lỗ mũi khá hẹp, khi trồi lên, nước sẽ chảy từ trên đầu xuống mặt. Nếu hít vào bằng mũi, dễ hít luôn nước vào khí quản, gây sặc nước khó chịu. Miệng có thể há rộng hơn, nên việc lấy hơi dễ dàng hơn nhiều.
Luôn giữ tư thế đầu thẳng, khi ngụp xuống hơi gục đầu, chúi về trước, không ngửa đầu về sau để tránh nước vào miệng và mũi. Pha thở ra dưới nước nên lâu hơn so với pha trồi lên lấy hơi. Trong suốt quá trình bơi, đầu sẽ ở dưới nước phần lớn thời gian, chỉ trồi lên lấy hơi trong khoảnh khắc rồi lại ngụp xuống. Làm động tác lên xuống nhịp nhàng, thả lỏng toàn bộ cơ thể, không căng cứng, không giật cục.
Tập Thở Nghiêng Đầu
Khi đã quen với nhịp điệu ở bước đầu, chuyển sang tập cách thở nghiêng đầu, tương tự tư thế lấy hơi trong bơi sải. Bám một tay lên thành bể, tay còn lại xuôi sát người. Nhịp hít vào thở ra như bài tập đầu, nhưng thay vì lên xuống, xoay người để nghiêng đầu, thò miệng lên khỏi mặt nước để hít hơi vào. Cách thở này khó hơn một chút, nhất là với người mới.
Úp mặt dưới nước, mắt nhìn thẳng xuống đáy bể, đầu hơi gục để cằm gần sát ngực. Khi xoay người để lấy hơi, ghé đầu để giữ vị trí đỉnh đầu thấp, đầu luôn gần sát cánh tay đang vươn đằng trước.
Xoay cả phần thân trên, trục cột sống từ eo trở lên, không chỉ xoay cổ. Xoay ngang khi lên lấy hơi, sau đó trở lại vị trí hai vai cân bằng khi úp mặt thở ra. Khi đã quen một bên, đổi sang tập bên kia. Tập đều cho cả hai bên ngay từ đầu là rất quan trọng. Nếu chỉ quen thở một bên, sau này tập bên kia sẽ rất khó. Bơi sải chỉ thở một bên dễ bị lệch người, ảnh hưởng đến tư thế streamline, giảm độ lướt.
Bài Tập Cảm Nhận Độ Nổi
Khi đã quen với nhịp điệu hít thở, thử bài tập này để cảm nhận độ nổi của cơ thể. Đứng tại chỗ bể nông, lấy hơi sâu, ngụp xuống và điều tiết thở ra chậm rãi. Ban đầu, khi không khí còn đầy trong phổi, phần trên cơ thể rất nổi. Càng thở ra, độ nổi giảm và bạn chìm dần. Khi gần hết hơi, chìm xuống đáy thì đứng lên, trồi lên lấy hơi cho chu kỳ tiếp theo.
Một bài tập khác là thử sức với khả năng nín thở. Thư giãn toàn thân, làm động tác thở bóng vài lần để chuẩn bị trạng thái thoải mái. Lấy hơi sâu khoảng 80% mức tối đa, giữ hơi, co chân cuộn tròn người lại như quả bóng. Vì không khí giữ nhiều trong ngực nên bạn sẽ nổi sát mặt nước. Giữ trạng thái đó, đến khi sắp hết hơi thì đẩy dần hơi ra. Cơ thể sẽ mất dần độ nổi và chìm xuống. Khi chạm đáy thì bật đứng lên để ngoi lên lấy hơi. Thử nhiều lần để hiểu, nắm được cảm giác và liên hệ giữa nhịp thở và khả năng nổi của cơ thể.
Bài Tập Lấy Hơi Ở Chỗ Sâu
Ban đầu thử ở gần thành bể, có chỗ bám víu để đề phòng hoặc trong tầm kiểm soát của bạn bè, người hỗ trợ. Đứng dưới đáy bể, bật nhẹ lên, khi đầu trồi lên khỏi mặt nước thì đớp hơi nhanh gọn rồi chìm xuống. Chân chạm đáy thì bật nhẹ lên. Thực hiện động tác bình tĩnh, đẩy hơi ra từ từ đồng bộ với nhịp lên xuống. Mỗi lần lấy hơi vào, cơ thể có đủ dưỡng khí cho khoảng thời gian tương đối dài, thoải mái để chìm xuống đáy và bật lên một lần nữa. Bình tĩnh tự tin, không luống cuống vội vàng, không vùng vẫy, tránh hoảng loạn và kiệt sức. Có thể dùng tay đẩy nước để nhịp lên xuống nhanh hơn. Đẩy lên để cơ thể chìm xuống, đẩy xuống để trồi lên.
Cách Thở Khi Bơi Dành Cho Các Kiểu Bơi Cơ Bản
Thở Dưới Nước Trong Bơi Ếch và Bơi Bướm
Nếu bạn chưa biết thì kỹ thuật lấy hơi khi bơi ếch và bơi bướm khá giống nhau. Cả hai kiểu bơi này đều yêu cầu bạn ngoi lên khỏi mặt nước để lấy hơi bằng miệng, sau đó ngụp xuống nước và thở ra bằng mũi. Tuy nhiên, trong bơi bướm, bạn cần nhớ rằng cứ 2 nhịp đạp chân kết hợp với 1 nhịp tay thì mới đến một nhịp thở. Vì thế, lượng khí bạn hít vào cũng phải nhiều hơn để đảm bảo đủ dưỡng khí.
Cách Thở Khi Bơi Sải
Trong bơi sải, việc hít thở là cực kỳ quan trọng vì kiểu bơi này tốn khá nhiều sức. Ngay từ nhịp đầu tiên, bạn cần hít vào thật sâu. Khi lấy hơi trong bơi sải, quạt tay bên nào thì nghiêng đầu sang bên đó để lấy hơi. Chú ý rằng bạn rất dễ gặp phải tình trạng sặc nước, nhất là khi nghiêng đầu sang bên không thuận, việc lấy hơi sẽ khó khăn hơn.
Thở Dưới Nước Trong Bơi Ngửa
Khi bơi ngửa, bạn sẽ không cần phải hít thở dưới nước. Mỗi chu kỳ bơi, bạn sẽ hít vào và thở ra một lần. Đảm bảo thực hiện động tác hít vào thở ra đều đặn và nhịp nhàng để có thể bơi được xa và không bị mất nhiều sức.
Nhớ rằng, bất kể kiểu bơi nào, việc thở đúng kỹ thuật không chỉ giúp bạn bơi hiệu quả hơn mà còn giữ cho cơ thể bạn ở trạng thái tốt nhất, tránh mệt mỏi và duy trì năng lượng lâu dài.
Lời Kết
Cách thở khi bơi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và sức bền của người bơi. Việc áp dụng đúng cách lấy hơi khi bơi sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và tối ưu hóa kết quả khi tập luyện. Hãy luyện tập và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để có trải nghiệm bơi lội tốt hơn.
Bài viết liên quan
Kỹ Thuật Bơi Trườn Sấp: Bí Quyết Chinh Phục Cho Người Mới Bắt Đầu
Các Kỹ Thuật Học Bơi Cơ Bản TÌM HIỂU NGAY!
Hướng Dẫn Cách Tập Bơi Bướm Đúng Kỹ Thuật